Vi phạm bản quyền giáo dục – Nỗi lo không của riêng ai

Vi phạm bản quyền giáo dục – Nỗi lo không của riêng ai

Ngày đăng: 11/03/2021 - 2348 lượt xem

 

Những năm qua tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra ở hầu hết tất cả các lĩnh vực với nhiều hình thức và mức độ khác nhau trong đó tập trung ở các lĩnh vực âm nhạc, văn học, chương trình phát sóng, ,kỹ thuật số, hoạt động xuất bản (in sách lậu)…Đối với sản phẩm giáo dục cũng không phải ngoại lệ, người ta sẵn sàng công nhiên copy chương trình bản quyền của bất kỳ doanh nghiệp uy tín nào trên thị trường, rồi sao chép toàn bộ tài liệu đăng lên mạng giao bán như một thứ sản phẩm của chính mình vậy.

Chương trình “Phát triển tư duy Soroban” mà tiền thân của nó là “chương trình bàn tính Soroban” là một điển hình. Được du nhập vào Việt Nam từ đầu năm 2011 từ đơn vị bản quyền Singapore thông qua Công ty CP Đầu tư và phát triển giáo dục Sáng Tạo Việt. Đây là một chương trình khoa học đặc biệt  mà rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới họ đã và đang triển khai chương trình này. Còn ở Việt Nam, sau một thập kỷ qua, đến nay chương trình đã thực sự phát huy được tính ưu việt của nó, được đông đảo phụ huynh đón nhận và cho con em theo học tại các trung tâm. Đây có thể là niềm an ủi và rất tự hào đối với những người tâm huyết để đưa chương trình từ một nền giáo dục bậc nhất khu vực Đông Nam Á (Singapore) đến với trẻ em Việt Nam. Hệ thống giáo dục Soroban Việt Nam (đơn vị bản quyền chương trình) đã đi hết chiều dài đất nước. Với hơn một trăm trung tâm trải rộng 30 tỉnh thành cùng hàng vạn học sinh theo học. Đây có thể nói là một con số rất ấn tượng mà không phải chương trình giáo dục nào cũng làm được như thế!

 

Một trong số những bản quyền của Soroban Việt Nam hiện nay bị vi phạm nhiều nhất

Thương hiệu  VSA đã gắn liền với chương trình Soroban – bản quyền Singapore suốt một thập kỷ qua

Để có một chỗ đứng trong thị trường, mỗi doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân kinh doanh họ đều xây dựng cho mình một thương hiệu. Mà thương hiệu đó phải có được từ chính những sản phẩm do mình tạo nên. Soroban Việt Nam với tên thương hiệu VSA tự hào là top 50 thương hiệu vàng Việt Nam 2020. Thế nhưng, điều đáng buồn thay cái bản quyền chương trình dường như vô chủ vậy. Cái vô chủ được hiểu ở đây là bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào cũng có thể ngang nhiên sao chép chương trình bản quyền, rồi gắn cho nó một cái tên và mặc nhiên mở các trung tâm, cơ sở đào tạo chiêu sinh với cái giá rẻ mạt mà chất lượng thì có lẽ không có gì phải bàn.

Soroban Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội Bàn tính thế giới Pama

Hàng năm Soroban Việt Nam tham gia đầy đủ các kỳ thi Quốc tế do Hiệp hội Pama tổ chức

     Đứng trên góc độ pháp lý, thì hiện nay quy định chế tài xử phạt trong vi phạm bản quyền còn chung chung và mức xử phạt cao nhất cũng chỉ vài chục triệu nhưng cũng ít khi được áp dụng. Bên cạnh đó, dù vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực vi phạm này đã được đặt ra nhưng trên thực tế lại chưa tương thích. Đến nay, chưa có vụ việc nào được đưa ra xử lý có tính điển hình để có tác dụng răn đe, ngăn ngừa. Điều đó lý giải vì sao mặc dù đã đưa ra nhiều giải pháp tự bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho mình, thế nhưng chương trình bản quyền của Soroban Việt Nam vẫn bị rất nhiều các tổ chức cá nhân xâm hại. Có một nguyên nhân dễ nhận thấy đó là xuất phát từ nhận thức còn hạn chế của người dân, bất chấp các chương trình gian lận thương mại, vi phạm bản quyền nhưng vẫn cho con em mình tham gia các khóa học đó đơn giản chỉ vì giá rất thấp mà họ không màng tới chất lượng đích thực của nó là gì? Chính nhận thức này chính là cơ hội cho những kẻ “Đục nước thả câu”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 2020 Thương hiệu VSA đạt Top 50 thương hiệu vàng Việt Nam

     Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của một dân tộc văn hiến và hiếu học. Từ xa xưa người ta đã biết coi trọng người thầy, ngoài việc dạy chữ, dạy kiến thức thì người thày con dạy đạo lý, nhân cách để ta biết làm người trong xã hội. Nghề dạy học là nghề đáng được coi trọng vì sản phẩm của nó đào tạo ra chính là con người, như trong dân gian người ta vẫn nói: “Trong các nghề thì nghề dạy học là nghề cao quý nhất”. Ấy thế mà, cái nghề cao quý ấy giờ người ta cũng có thể bất chấp luân thường đạo lý. Họ tự dựng lên cái gọi là trung tâm, là lớp học để chiêu sinh để đưa những chương trình, kiến thức đánh cắp được truyền thụ lại cho học sinh như những vấn nạn bản quyền mà chúng tôi đã đề cập ở đầu bài viết. Vô hình chung những thầy, những cô tự đánh rơi liêm sỉ của mình vì những lợi nhuận vật chất thấp hèn. Cũng chẳng biết từ bao giờ, cái truyền thống người thầy lại bị tổn thương đến thế. Thương lắm cái nghề dạy chữ, người ta có thể dạy đủ các thể loại trên đời, thế nhưng người ta lại không thể dạy tròn một chữ Tâm. Thật buồn thay!

(Kỳ sau: Phương thức và thủ đoạn hoạt động vi phạm bản quyền)

Tin tức liên quan

0966594342
Liên hệ